Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Môn Lịch Sử Lớp 6 Giúp em đi em sẽ cho ứng dụng này 5 sao ạ
Home/Tổng hợp/Môn Lịch Sử Lớp 6 Giúp em đi em sẽ cho ứng dụng này 5 sao ạ
Môn Lịch Sử Lớp 6 Giúp em đi em sẽ cho ứng dụng này 5 sao ạ
Question
Môn Lịch Sử Lớp 6 Giúp em đi em sẽ cho ứng dụng này 5 sao ạ Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
in progress0
Tổng hợp9 tháng2022-09-01T18:19:49+00:002022-09-01T18:19:49+00:002 Answers0 views0
Mỗi khi nhắc đến Khu di tích dân công hỏa tuyến tôi lại nhớ đến 50 năm ngày hy sinh của 32 dân công hỏa tuyến.Đêm 15-6-1968, 32 nam, nữ dân công huyện Bình Chánh ở lứa tuổi xuân ngời (chỉ mới từ 16 đến 20) đã vĩnh viễn ra đi trong những ngày cuối cùng của đợt 2, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968.
Để phục vụ tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trong đợt I và II tại Sài Gòn năm Mậu Thân 1968, cấp ủy xã Vĩnh Lộc, Chi bộ ấp Tân Hòa 1, Tân Hòa 2, Thới Hòa cùng các cơ sở cách mạng nòng cốt đã vận động, tổ chức các đoàn dân công với hàng trăm nam nữ thanh niên tham gia đi phục vụ chiến đấu.Dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc là những nam, nữ thanh niên tham gia dân công với đa phần là nữ ở lứa tuổi đôi mươi. Nhiệm vụ chủ yếu của dân công hỏa tuyến là phục vụ chiến đấu. Mỗi khi có trận đánh, các đoàn dân công luân phiên nhau phục vụ, mỗi đoàn khoảng 50 – 60 người, có du kích dẫn đường.Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 15-6-1968, đoàn dân công với gần 60 người được lệnh đưa thương binh vượt bưng Láng Sấu xuống Đức Hòa – Long An và tải đạn về Sài Gòn. Khi đoàn dân công qua khỏi “vùng trắng” tới đồng bưng thì bị máy bay địch thả pháo sáng và phát hiện ra đội hình. Chúng xả đạn vào đoàn dân công.Sau trận oanh kích đó, 35 người trong đoàn đã hy sinh, trong đó có 32 dân công (25 nữ, 7 nam, có 5 người đã lập gia đình). Ngay trong đêm, bất chấp hiểm nguy, bà con ấp Tân Hòa 1, Tân Hòa 2 đã ra đồng bưng cứu chữa những người bị thương và đưa xác con em mình lên những chiếc xe bò về nhà chăm sóc, tổ chức lễ an táng cho những người con đã hy sinh.Khu di tích nằm tại RHQ2+H6W, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh,mở của đón khách cả ngày.
Huyện Bình Chánh, TPHCM là một trong những huyện có các xã Anh hùng, là một trong những cái nôi cách mạng của Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm với những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như Láng Le – Bàu Cò, Vườn Thơm – Bà Vụ…
Trong những ngày tháng 7, chúng tôi trở về xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, nơi có Khu di tích Dân công hoả tuyến hy sinh năm Mậu Thân 1968 giờ đây với những con đường nhựa phẳng phiu. Dọc hai bên đường là những khu công nghiệp sầm uất cùng với những căn nhà mới xây làm cho diện mạo của vùng đất phía Tây Nam thành phố ngày càng thêm khởi sắc trở thành một phố thị mới trong tương lai. Khu di tích nằm cuối con đường tên Nữ Dân Công thuộc ấp 4 xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Có thể nói, ấn tượng sâu sắc nhất của mỗi chúng tôi trong chuyến về thăm Khu di tích Dân công hoả tuyến Vĩnh Lộc hôm nay là những tên tuổi của những liệt sĩ gắn trên đá hoa cương trong nhà tưởng niệm. Đó là Phan Thị Nè, Trần Thị Tý, Nguyễn Thị Bưởi, Huỳnh Thị Châu, Nguyễn Thị Bưa, Trần Thị Sáu, Nguyễn Thị Hiệp, Trương Văn Mầm, Võ Văn Song cùng với những đồng đội của họ, trong đó có người tuổi đời hãy còn rất trẻ đã phải mãi mãi ra đi.
Tháng năm rồi sẽ trôi qua, nhưng hình ảnh về một đời dân công hỏa tuyến ở vùng Tây Nam Sài Gòn trong Mậu Thân 1968 đầy sôi động vẫn mãi mãi còn khắc ghi trong tâm khảm của mỗi người dân quê hương Bình Chánh hôm nay.
Đây chính là đời dân công cánh Tân Hòa, huyện Bình Chánh qua hơn 5 tháng thực hiện nhiệm vụ, đoàn đã đưa được hàng trăm thương binh về cứ và chuyển được nhiều vũ khí, thuốc men phục vụ cho chiến trường.
Còn nhớ y như rằng cũng như bao lần đi khác, cái đêm định mệnh tang tóc ấy đã xảy ra.
…Vào rạng sáng ngày 15/6/1968 (tức ngày 20/5 Âm lịch) khi những nam, nữ dân công trên đường tải đạn khi vừa mới ngang qua khu vực Rỗng Chồi, đồng bưng Láng Sấu thì bất ngờ có hai trực thăng vũ trang của địch nhào tới pha đéèn phát hiện ra đoàn. Như con thú đói mồi, chúng lồng lộn điên cuồng, dùng hỏa lực từ trên máy bay bắn xối xả vào đội hình làm cho 32 dân công, trong đó có 25 nữa đã hy sinh tại chỗ. Vẫn biết rằng chiến tranh là nghiệt ngã, mất mát, hy sinh là lẽ thường tình, nhưng rồi có những cuộc ra đi không thể nói nên lời, cừ âm thầm đau nhói mãi trong tim.
Tại nơi xảy ra trận oanh kích thảm khốc năm xưa ấy mãi cho đến năm 2005 cũng chỉ là khu đất trống trải với một ngôi miếu nhỏ đơn sơ tạm cho mọi người đến thắp hương vào những ngày lễ, tết hàng năm. Được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và nhân dân trong huyện, sau gần một năm thi công xây dựng, vào ngày 15/6/2006, trong dịp kỷ niệm ngày mất của các liệt sĩ, UBND huyện Bình Chánh đã long trọng khánh thành và tổ chức đón nhận Bằng Cộng nhận Khu di tích của thành phố.
Có thể nói Khu di tích Dân công hoả tuyến hy sinh Mậu Thân 1968 xã Vĩnh Lộc A là một trong những công trình vào loại đẹp nhất trong hệ thống di tích lịch sử- văn hoá của huyện Bình Chánh hiện nay. Toàn bộ công trình nằm trong khuôn viên rộng gần 10.000m2. Qua cổng tam quan vào bên trong là tấm bia đá granite nơi ghi chiến tích của đoàn Dân công hoả tuyến năm xưa. Theo đó là tượng đài bằng đồng cao 3m, biểu tượng cho hình ảnh của những chiến sĩ Dân công hoả tuyến trong lúc hành quân tải đạn. Trong cùng là nhà tưởng niệm nơi lưu danh tên tuổi, quê quán liệt sĩ. Ngoài ra, trong khu viên còn có hồ nhân tạo, cây cảnh, sân dành cho sinh hoạt vui chơi.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cái đêm kinh hoàng, tang tóc ấy bây giờ chỉ còn lại trong ký ức. Người ra đi thì đã mồ yên mã đẹp, còn lại những người sống sót sau trận thảm sát ấy giờ đây ai nấy đều trở thành ông nội, bà ngoại cả rồi. Cuộc sống mỗi người một hoàn cảnh. Với họ, giàu sang không bận tâm, mà điều quý nhất còn lại trong mỗi người là dù ai đi đâu, ở đâu đều nhớ lấy ngày này mà về thắp hương cho đồng độ
Trả lời ( )
Trả lời :
Mỗi khi nhắc đến Khu di tích dân công hỏa tuyến tôi lại nhớ đến 50 năm ngày hy sinh của 32 dân công hỏa tuyến.Đêm 15-6-1968, 32 nam, nữ dân công huyện Bình Chánh ở lứa tuổi xuân ngời (chỉ mới từ 16 đến 20) đã vĩnh viễn ra đi trong những ngày cuối cùng của đợt 2, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968.
Để phục vụ tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trong đợt I và II tại Sài Gòn năm Mậu Thân 1968, cấp ủy xã Vĩnh Lộc, Chi bộ ấp Tân Hòa 1, Tân Hòa 2, Thới Hòa cùng các cơ sở cách mạng nòng cốt đã vận động, tổ chức các đoàn dân công với hàng trăm nam nữ thanh niên tham gia đi phục vụ chiến đấu.Dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc là những nam, nữ thanh niên tham gia dân công với đa phần là nữ ở lứa tuổi đôi mươi. Nhiệm vụ chủ yếu của dân công hỏa tuyến là phục vụ chiến đấu. Mỗi khi có trận đánh, các đoàn dân công luân phiên nhau phục vụ, mỗi đoàn khoảng 50 – 60 người, có du kích dẫn đường.Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 15-6-1968, đoàn dân công với gần 60 người được lệnh đưa thương binh vượt bưng Láng Sấu xuống Đức Hòa – Long An và tải đạn về Sài Gòn. Khi đoàn dân công qua khỏi “vùng trắng” tới đồng bưng thì bị máy bay địch thả pháo sáng và phát hiện ra đội hình. Chúng xả đạn vào đoàn dân công.Sau trận oanh kích đó, 35 người trong đoàn đã hy sinh, trong đó có 32 dân công (25 nữ, 7 nam, có 5 người đã lập gia đình). Ngay trong đêm, bất chấp hiểm nguy, bà con ấp Tân Hòa 1, Tân Hòa 2 đã ra đồng bưng cứu chữa những người bị thương và đưa xác con em mình lên những chiếc xe bò về nhà chăm sóc, tổ chức lễ an táng cho những người con đã hy sinh.Khu di tích nằm tại RHQ2+H6W, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh,mở của đón khách cả ngày.
Bài Làm :
Huyện Bình Chánh, TPHCM là một trong những huyện có các xã Anh hùng, là một trong những cái nôi cách mạng của Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm với những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như Láng Le – Bàu Cò, Vườn Thơm – Bà Vụ…
Trong những ngày tháng 7, chúng tôi trở về xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, nơi có Khu di tích Dân công hoả tuyến hy sinh năm Mậu Thân 1968 giờ đây với những con đường nhựa phẳng phiu. Dọc hai bên đường là những khu công nghiệp sầm uất cùng với những căn nhà mới xây làm cho diện mạo của vùng đất phía Tây Nam thành phố ngày càng thêm khởi sắc trở thành một phố thị mới trong tương lai. Khu di tích nằm cuối con đường tên Nữ Dân Công thuộc ấp 4 xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Có thể nói, ấn tượng sâu sắc nhất của mỗi chúng tôi trong chuyến về thăm Khu di tích Dân công hoả tuyến Vĩnh Lộc hôm nay là những tên tuổi của những liệt sĩ gắn trên đá hoa cương trong nhà tưởng niệm. Đó là Phan Thị Nè, Trần Thị Tý, Nguyễn Thị Bưởi, Huỳnh Thị Châu, Nguyễn Thị Bưa, Trần Thị Sáu, Nguyễn Thị Hiệp, Trương Văn Mầm, Võ Văn Song cùng với những đồng đội của họ, trong đó có người tuổi đời hãy còn rất trẻ đã phải mãi mãi ra đi.
Tháng năm rồi sẽ trôi qua, nhưng hình ảnh về một đời dân công hỏa tuyến ở vùng Tây Nam Sài Gòn trong Mậu Thân 1968 đầy sôi động vẫn mãi mãi còn khắc ghi trong tâm khảm của mỗi người dân quê hương Bình Chánh hôm nay.
Đây chính là đời dân công cánh Tân Hòa, huyện Bình Chánh qua hơn 5 tháng thực hiện nhiệm vụ, đoàn đã đưa được hàng trăm thương binh về cứ và chuyển được nhiều vũ khí, thuốc men phục vụ cho chiến trường.
Còn nhớ y như rằng cũng như bao lần đi khác, cái đêm định mệnh tang tóc ấy đã xảy ra.
…Vào rạng sáng ngày 15/6/1968 (tức ngày 20/5 Âm lịch) khi những nam, nữ dân công trên đường tải đạn khi vừa mới ngang qua khu vực Rỗng Chồi, đồng bưng Láng Sấu thì bất ngờ có hai trực thăng vũ trang của địch nhào tới pha đéèn phát hiện ra đoàn. Như con thú đói mồi, chúng lồng lộn điên cuồng, dùng hỏa lực từ trên máy bay bắn xối xả vào đội hình làm cho 32 dân công, trong đó có 25 nữa đã hy sinh tại chỗ. Vẫn biết rằng chiến tranh là nghiệt ngã, mất mát, hy sinh là lẽ thường tình, nhưng rồi có những cuộc ra đi không thể nói nên lời, cừ âm thầm đau nhói mãi trong tim.
Tại nơi xảy ra trận oanh kích thảm khốc năm xưa ấy mãi cho đến năm 2005 cũng chỉ là khu đất trống trải với một ngôi miếu nhỏ đơn sơ tạm cho mọi người đến thắp hương vào những ngày lễ, tết hàng năm. Được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và nhân dân trong huyện, sau gần một năm thi công xây dựng, vào ngày 15/6/2006, trong dịp kỷ niệm ngày mất của các liệt sĩ, UBND huyện Bình Chánh đã long trọng khánh thành và tổ chức đón nhận Bằng Cộng nhận Khu di tích của thành phố.
Có thể nói Khu di tích Dân công hoả tuyến hy sinh Mậu Thân 1968 xã Vĩnh Lộc A là một trong những công trình vào loại đẹp nhất trong hệ thống di tích lịch sử- văn hoá của huyện Bình Chánh hiện nay. Toàn bộ công trình nằm trong khuôn viên rộng gần 10.000m2. Qua cổng tam quan vào bên trong là tấm bia đá granite nơi ghi chiến tích của đoàn Dân công hoả tuyến năm xưa. Theo đó là tượng đài bằng đồng cao 3m, biểu tượng cho hình ảnh của những chiến sĩ Dân công hoả tuyến trong lúc hành quân tải đạn. Trong cùng là nhà tưởng niệm nơi lưu danh tên tuổi, quê quán liệt sĩ. Ngoài ra, trong khu viên còn có hồ nhân tạo, cây cảnh, sân dành cho sinh hoạt vui chơi.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cái đêm kinh hoàng, tang tóc ấy bây giờ chỉ còn lại trong ký ức. Người ra đi thì đã mồ yên mã đẹp, còn lại những người sống sót sau trận thảm sát ấy giờ đây ai nấy đều trở thành ông nội, bà ngoại cả rồi. Cuộc sống mỗi người một hoàn cảnh. Với họ, giàu sang không bận tâm, mà điều quý nhất còn lại trong mỗi người là dù ai đi đâu, ở đâu đều nhớ lấy ngày này mà về thắp hương cho đồng độ
#abc123