Môn Lịch Sử Lớp 8 Câu 1. Nêu nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại? Hãy chọn một sự kiện tiêu biểu và giải thích vì sao? Câu 2. Nguyên nhân – kết
Question
Môn Lịch Sử Lớp 8 Câu 1. Nêu nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại? Hãy chọn một sự kiện tiêu biểu và giải thích vì sao?
Câu 2. Nguyên nhân – kết cục- diễn biến – tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai
Giúp mình với!
Cảm ơn các bạn Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
in progress
0
Tổng hợp
5 ngày
2022-05-09T05:47:55+00:00
2022-05-09T05:47:55+00:00 1 Answer
0 views
0
Trả lời ( )
@ngochong249
@hoidap247
Câu 1: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề: + Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. + Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. + Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.Cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỉ XVI): Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại.
Câu 2:
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất
Để tìm hiểu về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, trước hết chúng ta cần nắm được lí do, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của cuộc chiến tranh này. Cùng tìm hiểu cụ thể các nguyên nhân dưới đây:
Nguyên nhân gián tiếp
Nguyên nhân trực tiếp
Diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến sự này được gọi là chiến tranh thế giới là bởi có 38 nước đế quốc lao vào cuộc chiến để tranh giành đấu đá đòi quyền lợi. Qua diễn biến của chiến sự, chúng ta cũng có thể biết được diễn biến chính của giai đoạn thứ nhất cũng như giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như nào.
Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
Sau thời gian căng thẳng chiến đâu giữa hai phe Liên minh và Hiệp ước, cuối cùng phe Liên minh đã thất bại, gây nên những hậu quả nghiêm trọng, những thiệt hại vô cùng nặng nề cho các nước tham gia.
=> Ba nước Anh Pháp Mỹ mở rộng thêm nhiều thuộc địa, trong khi Đức mất hết các thuộc địa
=> Từ chính trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này, Cách mạng Nga đã phát triển mạnh mẽ và dẫn đến thành công. Như vậy, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên là vô cùng to lớn.
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:
Nguyên nhân sâu xa
Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), những mâu thuẫn mới về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc lại nảy sinh. Nguyên nhân là do tác động của quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Đặc biệt, việc tổ chức và phân chia thế giới theo trật tự Vecsxai – Oasinhtơn đã không còn phù hợp với tình hình thế giới khi đó nữa. Lúc bấy giờ bắt buộc phải có một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để tổ chức, phân chia lại thế giới.
Nguyên nhân trực tiếp
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng sâu sắc. Điều này dẫn tới việc cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Thế nhưng, các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:
Ngày 1/9/1939, Đức nổ súng tấn công Ba Lan. Sau đó, Pháp và Anh tuyên chiến với phát xít Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ.
Diễn biến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
Diễn biến cuộc Chiến tranh thế giới thứ haiChiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến đầu năm 1943)
Ngày 1/9/1939, Đức mở đầu chiến tranh bằng cuộc tấn công Ba Lan. Phát xít Đức nhanh chóng chiếm được các nước châu Âu (trừ Anh và vài nước trung lập). Ngày 22/6/1941, Đức tấn công đánh chiếm vào lãnh thổ Liên Xô.
Ở Thái Bình Dương, ngày 7/2/1941, quân Nhật Bản bất ngờ tập kích hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng (đảo Hawaii). Quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo lớn.
Ở Bắc Phi, tháng 9/1940, quân Italia tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.
Tháng 1/1942, Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập.
Quân Đồng Minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến 8/1945)
Ngày 2/2/1943, chiến thắng ở Xtalingrát của quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt cho cuộc chiến tranh. Hồng quân Liên Xô và liên quân Mĩ – Anh mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.
Cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Các nước Đông Âu dưới sự hỗ trợ của Hồng quân cũng đánh đuổi được quân phát xít Đức. Sáng ngày 9/5/1945, phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Tại mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản làm vô số người thiệt mạng và tàn phế.
Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới hai kết thúc.
Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít tàn bạo. Trong đó, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Với sự thất bại này, Nhật bị Mỹ chiếm đóng. Liên Xô chiếm đóng các nước khu vực Đông Âu. Nước Ý vẫn giữ được độc lập và hòa bình nhờ vào hai năm cuối của cuộc chiến quyết định theo phe Đồng Minh. Đức bị chia thành Tây Đức và Đông Đức.
Hậu quả mà Chiến tranh thế giới thứ hai để lại vô cùng nặng nề và khủng khiếp: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến; khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật; thiệt hại ước tính khoảng 4000 tỉ đôla, gấp mười lần so với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
Cho mik xin ctlhn ạ