Môn Ngữ Văn Lớp 10 Ở GIỮA CÂY VÀ NỀN TRỜI “Dường như chưa có buổi chiều nao Xanh như buổi chiều nay xanh ngút mắt Cây cứ đứng với nền trời khao khát Nâng
Môn Ngữ Văn Lớp 10 Ở GIỮA CÂY VÀ NỀN TRỜI
“Dường như chưa có buổi chiều nao
Xanh như buổi chiều nay xanh ngút mắt
Cây cứ đứng với nền trời khao khát
Nâng chiếc mầm lên tận đỉnh cây cao
Sao chiều nay ta muốn tốt lên nhiều
Thiên nhiên ở với mình cao cả quá
Tiếng lá động ân cần như tiếng mẹ
Và vòm trời mong ngóng lại như cha
Đừng phút giây quên đối mặt quân thù
Đừng hờ hững với đời như bọt bể
Sắc diệp lục um tùm đang nói thế
Sắc trời xanh day dứt chẳng vô tình.
Trời thì xanh như rút ruột mà xanh
Cây thì biếc như vặn mình mà biếc
Mặt trời tỏa như trái tim nồng nhiệt
Trong cái chiều nhân nghĩa đến sâu xa.
Một tiếng người ai gọi cứ ngân nga…”
(Thi Hoàng)
Câu 1. Dựa vào nội dung bài thơ, lí giải vì sao tác giả đặt nhan đề là “Ở giữa cây và nền trời”?
Câu 2. Xác định thể thơ, cách gieo vần và nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình của bài thơ.
Câu 3. Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Trời thì xanh như rút ruột mà xanh/ Cây thì biếc như vặn mình mà biếc”.
Câu 4. Theo anh/chị, “Một tiếng người ai gọi cứ ngân nga” trong câu thơ cuối là tiếng gọi như thế nào?
Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
Trả lời ( )
Câu 1:
Tác giả đặt nhan đề là “Ở giữa cây về nền trời” là muốn khẳng định những đối đãi của thiên nhiên dành cho con người. Con người đã được nhận những yêu thương, những đối đãi tử tế của cây và trời. Hình ảnh thiên nhiên mang thông điệp sâu xa muốn con người phải sống nhân nghĩa và vì những lý tưởng vĩ đại
Câu 2:
Thể thơ: thể tự do
Cách gieo vần: vần cách và vần liền
Nhân vật trữ tình: tác giả
Đối tượng trữ tình: tất cả con người đang được hưởng sự ưu đãi của thiên nhiên
Câu 3:
Trời thì xanh như rút ruột mà xanh/ Cây thì biếc như vặn mình mà biếc”.
Biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua từ: rút ruột, vặn mình. Tác dụng: làm cho bầu trời, cây xanh và thiên nhiên hiện lên như những con người thực sự đang dâng hiến sức lực làm đẹp cho đời và con người
Biện pháp so sánh: như rút ruột mà xanh, như vặn mình mà biếc. Tác dụng: làm cho màu xanh của trời và lá cây hiện lên rất xanh như thể đã cố gắng hết mức. Hình ảnh thơ làm cho thiên nhiên trở nên sinh động, giàu tính biểu cảm hơn
Câu 4:
Theo em, “Một tiếng người ai gọi cứ ngân nga” là tiếng gọi, tâm sự, thông điệp của thiên nhiên rằng con người phải sống hết sức mình vì những mục đích cao đẹp.