Môn Ngữ Văn Lớp 11 nêu cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật trữ tình qua bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Question
Môn Ngữ Văn Lớp 11 nêu cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật trữ tình qua bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
in progress
0
Tổng hợp
1 năm
2022-04-07T17:08:02+00:00
2022-04-07T17:08:02+00:00 2 Answers
0 views
0
Trả lời ( )
Chào bạn, bạn tham khảo nhé:
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.
2. Thân bài
– Tâm trạng người lữ khách trong 4 câu thơ đầu:
+ Bốn câu thơ miêu tả những bước chân vô định của người lữ khách không xác định được đích đến.
+ Tâm trạng người lữ khách buồn bã, phiền muộn. Ông chán ngán khi nhận ra sự mờ mịt của con đường công danh.
+ Ông bất bình với thực trạng xã hội, bất bình với chế độ chính trị đương thời.
– Tâm trạng của người lữ khách trong 6 câu thơ tiếp theo:
+ Tự trách mình vì không học được phép ngủ để có thể thờ ơ trước cuộc đời, thờ ơ trước sự khổ cực của nhân dân → Nhân cách cao đẹp của nhà nho luôn tỉnh táo trước thời cuộc.
+ Trách mình cứ theo đuổi con đường công danh dù biết đó là con đường nhọc nhằn, gian khổ.
+ Ông đã nêu lên một hiện thực rằng số người chạy theo danh lợi thì vô số còn số người nhận ra danh lợi chỉ là những thứ hư vô, tầm thường thì rất ít
→ Tâm trạng chua xót khi nhận ra con đường công danh đã bị biến tướng và con đường ấy đã gắn liền với thứ lợi danh tầm thường, người ta có thể đua chen, giẫm đạp lên nhau để đạt được mục đích.
– Tâm trạng của lữ khách trong 6 câu thơ cuối:
+ Sự băn khoăn, trăn trở, bế tắc của lữ khách khi đối diện với sự nghiệp công danh.
+ Sự cô đơn của ông khi đối diện với không gian rộng lớn.
+ Dường như ông đã rơi vào con đường cùng khi phải lựa chọn theo đuổi tiếp con đường danh lợi hay từ bỏ nó để có một cuộc đời trong sạch, một nhân cách cao đẹp.
+ Ông loay hoay chưa biết làm sao để thoát ra khỏi thực tại bức bách, ngột ngạt đó.
+ Ông thúc giục bản thân hành động để thay đổi cuộc sống.
3. Kết bài
Cảm nghĩ về nhân vật người lữ khách trong bài thơ.
rong nền văn học Việt Nam, có những nhà văn để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại phong phú nhưng cũng có những tác giả để lại rất ít tác phẩm tuy nhiên những tác phẩm ấy lại được đánh giá cao và giàu ý nghĩa. Tiêu biểu đó là bài thơ Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) của Cao Bá Quát. Bài thơ mang đầy sự phản kháng và giàu ý nghĩa sâu xa. Có thể nói, đó là những lời nói hay những dòng tâm sự của Cao Bá Quát muốn gửi gắm thông qua bài thơ này.
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này. Cao Bá Quát thi đỗ cử nhân vào năm 1831, tại Hà Nội để thi tiến sĩ thì cần phải vào Huế. Do đó ông đã nhiều phen vào Huế để thi hội nhưng tiếc thay những lần đi ấy lại không mang được kết quả tốt đẹp cho ông. Mà đường đi từ Hà Nội vào Huế thì trải qua nhiều khó khăn, vất vả qua những bãi cát trắng mênh mông. Chính những bãi cát mênh mông ấy đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác nên bài thơ này. Hình ảnh con đường cùng trong bài thơ thể hiện sự bế tắc của chính ông khi trên đường đời nhiều sóng gió này. Và đặc biệt ta thấy được ở bài thơ sự bất bình của tác giả về chế độ khoa cử của nhà Nguyễn. Thêm nữa thời bấy giờ văn hóa phương Tây cũng du nhập vào nước ta, thế cho nên không thể tránh được việc so sánh hai nền giáo dục ở hai nơi. Và những người Nho sĩ nói riêng và chính là Cao Bá Quát nói chung đã thấy bất bình trước nền giáo dục lạc hậu của nước nhà.Trong nền văn học Việt Nam, có những nhà văn để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại phong phú nhưng cũng có những tác giả để lại rất ít tác phẩm tuy nhiên những tác phẩm ấy lại được đánh giá cao và giàu ý nghĩa. Tiêu biểu đó là bài thơ Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) của Cao Bá Quát. Bài thơ mang đầy sự phản kháng và giàu ý nghĩa sâu xa. Có thể nói, đó là những lời nói hay những dòng tâm sự của Cao Bá Quát muốn gửi gắm thông qua bài thơ này.
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này. Cao Bá Quát thi đỗ cử nhân vào năm 1831, tại Hà Nội để thi tiến sĩ thì cần phải vào Huế. Do đó ông đã nhiều phen vào Huế để thi hội nhưng tiếc thay những lần đi ấy lại không mang được kết quả tốt đẹp cho ông. Mà đường đi từ Hà Nội vào Huế thì trải qua nhiều khó khăn, vất vả qua những bãi cát trắng mênh mông. Chính những bãi cát mênh mông ấy đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác nên bài thơ này. Hình ảnh con đường cùng trong bài thơ thể hiện sự bế tắc của chính ông khi trên đường đời nhiều sóng gió này. Và đặc biệt ta thấy được ở bài thơ sự bất bình của tác giả về chế độ khoa cử của nhà Nguyễn. Thêm nữa thời bấy giờ văn hóa phương Tây cũng du nhập vào nước ta, thế cho nên không thể tránh được việc so sánh hai nền giáo dục ở hai nơi. Và những người Nho sĩ nói riêng và chính là Cao Bá Quát nói chung đã thấy bất bình trước nền giáo dục lạc hậu của nước nhà.Như vậy qua bài thơ, ta thấy được hành trình thi cử đỗ đạt của nhà thơ vô cùng gian nan và nguy hiểm. Trên bãi cát mênh mông ấy con người hiện lên nhỏ nhoi đơn lẻ. Bãi cát ấy càng đi càng như lùi, một bước đi mà như lùi một bước. Con đường danh lợi làm cho nhà thơ cảm tháy chán nản và chúa ghét và ông biết rằng sự hấp dẫn của nó làm cho nhiều người mê mẩn say thì nhiều mà tỉnh thì ít. Ngay cả tác giả cũng biết điều đó nghĩa là mình nửa tỉnh nửa say thế nhưng vẫn đứng hoài làm chi trên bãi cát dài lại bãi cát dài ấy. Qua đây, nhà thơ bộc lộ tâm trạng cùng những thái độ của mình về nền giáo dục nước nhà.