Môn Ngữ Văn Lớp 7 Cho câu thơ : “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,” Câu 1: Hãy nhớ và chép những câu thơ còn lại để có 1 đoạn thơ hoàn chỉnh đoạn thơ. C

Question

Môn Ngữ Văn Lớp 7 Cho câu thơ : “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,”
Câu 1: Hãy nhớ và chép những câu thơ còn lại để có 1 đoạn thơ hoàn chỉnh đoạn thơ.
Câu 2: Hãy trình bày nội dung chính của khổ thơ bằng 1 câu văn có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 3: Chỉ ra ít nhất một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng?
Câu 4: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

in progress 0
Katherine 9 tháng 2022-08-12T13:54:55+00:00 2 Answers 0 views 0

Trả lời ( )

    0
    2022-08-12T13:56:12+00:00

    1.

    Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,

    Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

    Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối.

    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,

    Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng.

    2.

    Sự căm ghét đối với những cảnh siêu tầm thường, ngoài ý muốn của mình trong vườn thú. 

    3. 

    Câu “Nhân hóa”: Cũng học đòi bắt    chước vẻ hoang vu.

    4.

    Khổ thơ trên trong văn bản “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã giúp em thấy được niềm uất hận và nỗi căm ghét đối với những cảnh tầm thường. Với giọng giễu nhại, những liệt kê nối tiếp khổ thơ đã cho em thấy nỗi chán trường và niềm khinh miệt cực độ của hổ. Mọi thứ quanh nó đều buồn chán.

    @Huin Buồn chán

  1. giangnguyen
    0
    2022-08-12T13:56:45+00:00

    Câu 1 :

    Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,

    Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

    Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

    Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

    Len dưới nách những mô gò thấp kém;

    Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,

    Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

    Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

    Câu 2 :

    Nỗi căm ghét đối với những cảnh tầm thường, giả dối trong vườn Bách thú

    Câu 3 : Nhân hóa “Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu” ( câu này thì mình ko chắc)

    Câu 4 :

    Khổ thơ trên trong văn bản “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã giúp em thấy được niềm uất hận và nỗi căm ghét đối với những cảnh tầm thường, giả dối trong vườn Bách thú của con hổ. Trong lòng vị chúa sơn lâm vẫn luôn “ôm niềm uất hận”, nó ghét những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối ở vườn Bách thú- nơi nó đang bị giam cầm :”hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng”; “dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng”… tất cả những thứ đó đều giả dối, tầm thường và bắt chước khung cảnh núi rừng nơi thiêng liêng của nó ngày xưa. Với giọng giễu nhại, những liệt kê nối tiếp khổ thơ đã cho em thấy nỗi chán trường và niềm khinh miệt cực độ của hổ. Mọi thứ quanh nó đều đơn điệu, buồn tẻ.

    HỌC TỐT ~~~

    #Chan#

Leave an answer

Browse

14:7-5x6+12:4 = ? ( )