Môn Ngữ Văn Lớp 8 PHIẾU BÀI TẬP ÔN LUYỆN VĂN BẢN “TỨC NƯỚC VỠ BỜ” Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi “Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ
Môn Ngữ Văn Lớp 8 PHIẾU BÀI TẬP
ÔN LUYỆN VĂN BẢN “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”
Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi
“Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu năm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau. Kết cục anh chàng“hầu cận” ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Ai là tác giả?
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề đoạn trích. Tìm câu tục ngữ khác có ý nghĩa tương tự.
Câu 3: Theo em vì sao chị Dậu từ chỗ nhún nhường lại vùng lên chống lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng? Ở chị Dậu có nét đẹp nào tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam trong xã hội xưa?
Câu 5: Viết đoạn tổng – phân – hợp 12 câu làm rõ nhận định: Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức phản kháng tiềm tàng, mạnh mẽ. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động (gạch chân và chú thích rõ).
Bài 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
– Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
(Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn ngữ liệu trên.
Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?
Câu 3: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này?
Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Câu 5: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.
Câu 6: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản chứa đoạn văn trên. Từ nội dung văn bản đó, em rút ra được quy luật gì trong cuộc s Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
Trả lời ( )
1.
Cách giải:
– Tác phẩm nằm trong văn bản: Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết: Tắt đèn)
– Tác giả: Ngô Tất Tố
2.Phương pháp: căn cứ bài Tức nước vỡ bờ
Cách giải:
Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen của thành ngữ này là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
3.
Phương pháp: căn cứ bài Trường từ vựng
Cách giải:
Gợi ý:
Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể: hàm răng, cổ, miệng, đầu, tóc.
4.
Phương pháp: phân tích, bình luận
Cách giải:
Giới thiệu chung
Phân tích
a) Chị Dậu hết lòng thương yêu chăm sóc chồng.
– Anh Dậu bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả cho chị Dậu, được hàng xóm cứu giúp, anh Dậu tỉnh lại.
– Chị nấu cháo dỗ dành chồng ăn cho lại sức, cử chỉ lời nói âu yếm, thiết tha.
b) Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng.
– Chị xin khất tiền sưu với thái độ van xin tha thiết, lời lẽ khẩn thiết, nhịn nhục.
– Bị cai lệ đánh, chồng sắp bị trói bắt đi, chị cự lại bằng lí lẽ và thách thức, cách xưng hô thay đổi: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà.
=> Nhận xét:
– “Con giun xéo mãi cũng quằn”, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị “Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu…bản chất của chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra…”. Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội “Có áp bức, có đấu tranh”.
– Tính cách của chị Dậu hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Tổng kết
5.Phương pháp: căn cứ các văn bản đã học
Cách giải:
Văn bản cùng chủ đề: Lão Hạc