Môn Ngữ Văn Lớp 9 Vũ Nương không chỉ là 1 người vợ thủy chung, một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ rất mực thương con mà nàng còn là người phụ nữ t
Question
Môn Ngữ Văn Lớp 9 Vũ Nương không chỉ là 1 người vợ thủy chung, một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ rất mực thương con mà nàng còn là người phụ nữ trong nhân phẩm và tình nghĩa”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng 1 đoạn văn quy nạp có độ dài từ 10 – 12 câu, sử dụng lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.
Em cần gấp ạ Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
in progress
0
Tổng hợp
9 tháng
2022-08-12T11:05:04+00:00
2022-08-12T11:05:04+00:00 2 Answers
0 views
0
Trả lời ( )
Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”.Cô là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng.Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.
Ta có thể thấy Vũ Nương là một người con vô cùng hiếu thảo. Nàng hết sức hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng chăm sóc bà rất chu đáo, nhất là khi bà ốm, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và láy lời ngọt ngào, không khéo khuyên lơn. Trước khi mất, lời trăng trối của mẹ chồng càng khắc sâu lòng hiếu thảo của nàng: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Lời trăng trối của mẹ chồng đã một lần nữa khẳng định đức hạnh hiếu thảo của Vũ Nương. Nàng báo hiếu mẹ chồng như đối với đấng sinh thành ra mình vậy. Đó là tình cảm rất đáng nể trọng. Không chỉ vậy khi ở dưới thủy cung nghe lời Phan Lang kể về cảnh nhà cây cối mọc thành rừng, phần mộ tổ tiên cỏ gai rợp mắt thì Vũ Nương đã ứa nước mắt, nàng đã nói tôi tất phải tìm về có ngày để khỏi mang tiếng xấu xa. Dù sống bình yên ở cõi khác, nàng vẫn quan tâm lo lắng về nhà cửa, phần mộ tổ tiên. Nàng rất muốn được gặp lại chồng con đc về thăm quê hương, điều đó thể hiện Vũ Nương là 1 con người giàu lòng vị tha. Rồi người con gái đo rất giữ lời hứa và trọng tình nghĩa với ng đã cứu mạng mik là Linh Phi qua câu nói: “ Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống thề chết cx ko bỏ“.Tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói của Vũ Nương đã thể hiện tình cảm nàng dành cho mẹ chồng là vô cùng chân thành. Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
– Dẫn trực tiếp: +Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ
+Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống thề chết cx ko bỏ
– Dẫn gián tiếp: tôi tất phải tìm về có ngày để khỏi mang tiếng xấu xa